12:00:00
20/04/2016
Bài báo có nội dung nghiên cứu phương pháp kết hợp giữa chiếu đứng và toàn đạc điện tử để xây dựng lưới trục trên các sàn thi
công nhà cao tầng nhằm đảm bảo hiệu quả và độ chính xác cao. Đề xuất thuật toán xử lý số liệu mạng lưới kết hợp giữa chiếu
đứng và toàn đạc điện tử dựa trên cơ sở của phương pháp bình sai gián tiếp. Quy trình tính toán đưa ra trong bài báo có tính chặt chẽ và thuận tiện cho việc lập trình trên máy tính.
Đặt vấn đề
Hiện nay, ở nước ta trong thi công nhà cao tầng có số tầng nhiều, độ cao lớn để chuyển trục lên các sàn thi công thì phương pháp
chiếu đứng thường hay được sử dụng phổ biến nhất. Khi chiếu đứng các điểm chiếu lên các sàn thi công, người làm công tác trắc
địa thường hay sử dụng các thiết bị đo đạc để đo kiểm tra vị trí tương hỗ giữa các điểm chiếu với nhau. Kết quả đo kiểm tra chỉ
mang tính chất giúp cho công tác so sánh đơn giản nếu trị số đo kiểm tra sai lệch nhỏ thì coi chiếu đứng là đạt yêu cầu. Để nâng
cao ý nghĩa của công tác đo kiểm tra lưới trục trên các sàn thi công, trong bài báo này chúng tôi kiến nghị phương pháp kết hợp
kết quả chiếu đứng và kết quả đo kiểm tra bằng máy toàn đạc điện tử vào xử lý số liệu chung nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới
trục trên các sàn thi công.
Chuyển trục lên các sàn thi công nhà cao tầng bằng phương pháp chiếu đứng
Máy chiếu đứng và một số tính năng kỹ thuật chủ yếu
Máy chiếu đứng được sử dụng cho phương đứng thông qua chiều cao kéo dài. Thiết bị này đặc biệt hữu dụng cho công tác xây dựng
hoặc khảo sát khi làm việc với chiều cao không với tới được hoặc quá lớn để dọi tâm với cách dọi tâm thông thường. Thiết bị chiếu
đứng cũng được sử dụng cho công tác xây dựng trục đứng và các cấu trúc đồ sộ tương tự như các silo, ống khói hoặc thang máy.
Máy chiếu đứng là thiết bị có độ chính xác cao khi chiếu vị trí điểm mặt bằng lên cao (đối với các máy chiếu đứng Laser DZJ2 )
cỡ ±2.5mm/100m. Do vậy, đối với công tác thi công nhà cao tầng máy chiếu đứng là thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác chuyển
trục lên sàn thi công.
-Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả chuyển trục công trình lên các sàn thi công nhà cao tầng
Sau khi chuyển trục lên các sàn thi công bằng máy chiếu đứng chúng ta thường dùng máy toàn đạc điện tử để đo kiểm tra vị trí tương hỗ
của các điểm chiếu thông qua trị đo góc, trị đo cạnh hoặc đo góc cạnh kết hợp (ví dụ ở hình 2 đo kiểm tra cạnh S1, S2, S3 và S4). Kết quả
đo kiểm tra này hiện nay chỉ mang tính chất so sánh trực tiếp so với trị thiết kế chứ chưa được khai thác một cách triệt để nhằm nâng cao
ý nghĩa của công tác đo kiểm tra. Xuất phát từ mục đích này chúng tôi đề xuất giải pháp xử lý kết hợp số liệu giữa chiếu đứng và đo kiểm
tra bằng máy toàn đạc điện tử để nâng cao độ chính xác và đánh giá mức độ tin cậy của các điểm chiếu đứng nhằm nâng cao hiệu quả chuyển
trục công trình lên các sàn thi công nhà cao tầng. Biện pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển trục lên các sàn thi
công nhà cao tầng được thực hiện theo các bước sau:
Dùng máy chiếu đứng chuyền tọa độ lên sàn thi công;
Dùng máy toàn đạc điện tử đo kiểm tra chiều dài cạnh hoặc góc giữa các điểm chiếu đứng trên sàn thi công;
- Coi tọa độ của các điểm chiếu đứng là các trị đo kết hợp với các trị đo kiểm tra bằng máy toàn đạc điện tử tiến hành tính toán xử lý số liệu để
đánh giá độ chính xác của các điểm chiếu đứng
Kết luận
Phương pháp xây dựng lưới trục trên các sàn thi công nhà cao tầng bằng máy chiếu đứng kết hợp với máy Toàn đạc điện tử do chúng tôi đề xuất luôn đánh
giá được mức độ tin cậy của các điểm lưới trục thi công. Bằng thuật toán xử lý số liệu chúng ta luôn đánh giá được độ chính xác vị trí điểm của các
điểm trục công trình;
Phương pháp bình sai kết nối trị đo tọa độ bằng máy chiếu đứng với trị đo bằng TĐĐT do chúng tôi đề xuất trong bài báo này là chặt chẽ, phù hợp
với công tác chuyển trục lên sàn thi công trong công tác thi công nhà cao tầng;
Trong bài báo đã chọn thuật toán bình sai gián tiếp coi tọa độ của các điểm chiếu đứng là trị đo và kết hợp với các trị đo kiểm tra bằng máy Toàn
đạc điện tử để tính toán bình sai lưới, quy trình và hệ thống công thức tính toán được nêu ra trong bài báo là rõ ràng, dễ triển khai trên máy tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHAN VĂN HIẾN và nnk. Trắc địa công trình. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 1999.
Mar kyze.Iu.M. Thuật toán và chương trình bình sai lưới trắc địa. NXB " Nhedra", Moskva-1988 (tiếng Nga).
Mikhel ev.D.X. và nnk. Trắc địa công trình. NXB "Đại học", Moskva-2001 (tiếng Nga).