12:00:00
02/02/2016
Xử lý rác thải, nước thải, khói thải để bảo vệ môi trường sống ngày càng trong lành là nhiệm vụ được các cấp, các ngành ở nhiều địa phương xúc tiến mạnh mẽ.
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Hà Nội thúc đẩy tiến độ các dự án xử lý rác thải
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo việc tăng cường xử lý rác thải, chất thải, tiến độ đầu tư các công trình xử lý chất thải trên địa bàn, gồm các dự án khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn, dự án Xuân Sơn – Sơn Tây, dự án Đồng Ké – Chương Mỹ.
Theo đó, ở dự án xử lý chất thải Nam Sơn – Sóc Sơn, các đơn vị phối hợp chặt chẽ cùng UBND huyện Sóc Sơn sớm hoàn thành thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng, bàn giao đất và hoàn thành công trình hạ tầng (đường giao thông trong và ngoài hàng rào, hệ thống thu gom, cấp thoát nước, trạm y tế, trường học...).
Đối với dự án khu xử lý rác thải Xuân Sơn – Sơn Tây, các đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ tập trung hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục theo quy định, sớm đưa nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt của Seraphin đi vào hoạt động trong năm 2011.
Còn ở dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt 2.000 tấn/ngày đêm tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn – Sóc Sơn theo hình thức BOT do Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC làm chủ đầu tư, UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc tiến độ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và bàn giao diện tích đất sạch còn lại cho nhà đầu tư.
Công ty Tiến bộ quốc tế cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thi công lắp đặt thiết bị và các hạng mục của nhà máy trên đất đã được bàn giao để sớm đưa công trình này vào hoạt động.
Bắc Ninh tích cực xử lý nước thải ở KCN
Tỉnh Bắc Ninh đang tích cực xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp (KCN).
Tại 2 KCN Tiên Sơn và Yên Phong I, vấn đề bảo vệ môi trường, việc xử lý nguồn nước thải được các đơn vị quản lý, vận hành KCN đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, 2 KCN này đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải theo công nghệ sinh học kết hợp với hóa lý, công suất 2.000 m3/ngày đêm. Các thiết bị phân tích phục vụ vận hành hệ thống được trang bị gọn nhẹ, độ tin cậy cao, dễ dàng sử dụng, bảo đảm nguồn nước thải ra môi trường đạt cột A tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005.
Trước đó, KCN Tiên Sơn và Yên Phong I cũng đã đưa vào sử dụng nhà máy nước sạch công suất tương ứng 6.000m 3 và 2.900 m3/ngày đêm cung cấp cho các doanh nghiệp.
Đại diện Xí nghiệp Quản lý vận hành KCN Yên Phong I cho biết không chỉ tập trung đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, nhà máy cung cấp nước sạch, Xí nghiệp còn tiến hành sơ tuyển khi nhà đầu tư đăng ký vào KCN. Nếu công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường sẽ không được chấp thuận, dù nhà đầu tư có trả mức phí cao. Vì vậy, phần lớn các nhà đầu tư hiện nay ở đây đều là những thương hiệu lớn, có ý thức bảo vệ môi trường.
Nam Định xúc tiến loại bỏ lò gạch thủ công
Nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, tỉnh Nam Định phấn đấu đến năm 2020 sẽ xoá bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch nung bằng lò thủ công truyền thống.
Trong giai đoạn từ 2010-2015, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng mới 5 nhà máy gạch tuynel với công suất thiết kế 20 triệu viên/năm, đồng thời sẽ có cơ chế khuyến khích việc chuyển đổi sản xuất gạch thủ công sang công nghệ lò đứng liên tục cải tiến, gồm 2 lò mỗi cụm cho 5 cơ sở có công suất bình quân 2,5 triệu viên/năm.
Từ năm 2015 - 2020, toàn tỉnh sẽ đầu tư xây dựng mới 15 nhà máy gạch tuynel, trong đó, 2 nhà máy để từng bước thay thế lò gạch thủ công và 1 nhà máy để duy trì năng lực sản xuất trên địa bàn. Các nhà máy này sẽ được bố trí tại các địa phương có sản lượng sản xuất gạch lớn và nguồn nguyên liệu dồi dào.
Với kế hoạch này, Nam Định sẽ loại bỏ hoàn toàn khoảng gần 800 lò gạch thủ công các loại.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo việc tăng cường xử lý rác thải, chất thải, tiến độ đầu tư các công trình xử lý chất thải trên địa bàn, gồm các dự án khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn, dự án Xuân Sơn – Sơn Tây, dự án Đồng Ké – Chương Mỹ.
Một góc nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn Hà Nội. Ảnh: hanoimoi.com.vn
Theo đó, ở dự án xử lý chất thải Nam Sơn – Sóc Sơn, các đơn vị phối hợp chặt chẽ cùng UBND huyện Sóc Sơn sớm hoàn thành thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng, bàn giao đất và hoàn thành công trình hạ tầng (đường giao thông trong và ngoài hàng rào, hệ thống thu gom, cấp thoát nước, trạm y tế, trường học...).
Đối với dự án khu xử lý rác thải Xuân Sơn – Sơn Tây, các đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ tập trung hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục theo quy định, sớm đưa nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt của Seraphin đi vào hoạt động trong năm 2011.
Còn ở dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt 2.000 tấn/ngày đêm tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn – Sóc Sơn theo hình thức BOT do Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC làm chủ đầu tư, UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc tiến độ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và bàn giao diện tích đất sạch còn lại cho nhà đầu tư.
Công ty Tiến bộ quốc tế cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thi công lắp đặt thiết bị và các hạng mục của nhà máy trên đất đã được bàn giao để sớm đưa công trình này vào hoạt động.
Bắc Ninh tích cực xử lý nước thải ở KCN
Tỉnh Bắc Ninh đang tích cực xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp (KCN).
Tại 2 KCN Tiên Sơn và Yên Phong I, vấn đề bảo vệ môi trường, việc xử lý nguồn nước thải được các đơn vị quản lý, vận hành KCN đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, 2 KCN này đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải theo công nghệ sinh học kết hợp với hóa lý, công suất 2.000 m3/ngày đêm. Các thiết bị phân tích phục vụ vận hành hệ thống được trang bị gọn nhẹ, độ tin cậy cao, dễ dàng sử dụng, bảo đảm nguồn nước thải ra môi trường đạt cột A tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005.
Trước đó, KCN Tiên Sơn và Yên Phong I cũng đã đưa vào sử dụng nhà máy nước sạch công suất tương ứng 6.000m 3 và 2.900 m3/ngày đêm cung cấp cho các doanh nghiệp.
Hệ thống xử lý nước thải ở KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN
Đại diện Xí nghiệp Quản lý vận hành KCN Yên Phong I cho biết không chỉ tập trung đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, nhà máy cung cấp nước sạch, Xí nghiệp còn tiến hành sơ tuyển khi nhà đầu tư đăng ký vào KCN. Nếu công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường sẽ không được chấp thuận, dù nhà đầu tư có trả mức phí cao. Vì vậy, phần lớn các nhà đầu tư hiện nay ở đây đều là những thương hiệu lớn, có ý thức bảo vệ môi trường.
Nam Định xúc tiến loại bỏ lò gạch thủ công
Nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, tỉnh Nam Định phấn đấu đến năm 2020 sẽ xoá bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch nung bằng lò thủ công truyền thống.
Các lò gạch thủ công này sẽ được Nam Định loại bỏ vào năm 2020. Ảnh: baonamdinh.com.vn
Trong giai đoạn từ 2010-2015, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng mới 5 nhà máy gạch tuynel với công suất thiết kế 20 triệu viên/năm, đồng thời sẽ có cơ chế khuyến khích việc chuyển đổi sản xuất gạch thủ công sang công nghệ lò đứng liên tục cải tiến, gồm 2 lò mỗi cụm cho 5 cơ sở có công suất bình quân 2,5 triệu viên/năm.
Từ năm 2015 - 2020, toàn tỉnh sẽ đầu tư xây dựng mới 15 nhà máy gạch tuynel, trong đó, 2 nhà máy để từng bước thay thế lò gạch thủ công và 1 nhà máy để duy trì năng lực sản xuất trên địa bàn. Các nhà máy này sẽ được bố trí tại các địa phương có sản lượng sản xuất gạch lớn và nguồn nguyên liệu dồi dào.
Với kế hoạch này, Nam Định sẽ loại bỏ hoàn toàn khoảng gần 800 lò gạch thủ công các loại.
Nguồn tin:http://vea.gov.vn