12:00:00   06/05/2016
Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đang đề xuất dự án sản xuất thử nghiệm “Nghiên cứu xác định độ cao gốc quốc gia khu vực Nam Bộ trên cơ sở sử dụng số liệu trạm quan trắc nghiệm triều trên đảo Phú Quốc” triển khai vào năm 2013. Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay để xác định độ cao mực nước biển trung bình tại khu vực Nam Bộ.
 
Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết, đây là 1 trong 12 dự án khoa học công nghệ mở mới của lĩnh vực đo đạc và bản đồ năm 2013 đã được Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt tại Quyết định số 1293 ngày 10 tháng 8 năm 2012.
 
Mục tiêu của dự án nhằm nghiên cứu xác định độ cao mực nước biển trung bình tại khu vực Nam Bộ trên cơ sở sử dụng số liệu nghiệm triều tại Phú Quốc làm cơ sở cho việc tính toán độ cao cho mạng lưới độ cao của Việt Nam khu vực Nam Bộ phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu nước biển dâng và làm cơ sở cho việc khởi tính lưới độ cao quốc gia Campuchia.
 
Ông Phan Ngọc Mai, Phó Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, người đề xuất đề tài cho biết: Hiện hệ độ cao quốc gia Việt Nam hiện nay được tính trên cơ sở mực nước biển trung bình của trạm hải văn Hòn Dấu – Hải Phòng, trong khi đó độ cao mực nước biển trung bình tại các khu vực khác nhau dọc theo chiều dài bờ biển khác nhau là khác nhau. Việc một quốc gia cần sử dụng thống nhất một hệ độ cao là cần thiết, tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay việc xem xét sử dụng các hệ quy chiếu độ cao theo mực nước biển trung bình khu vực cũng đóng vai trò rất quan trọng.
 
Vẫn theo Phó Cục trưởng Phan Ngọc Mai, trước đây, tại khu vực Hà Tiên đã có trạm nghiệm triều nhưng hiện nay đã bị phá huỷ. Bộ TN&MT cũng đã có chương trình xây dựng lại trạm nghiệm triều tại đây nhưng để có được số liệu quan trắc xác định mực nước biển trung bình làm số liệu khởi tính độ cao cần phải có chuỗi quan trắc số liệu gần 20 năm. Mặc dù Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cũng đã xây dựng diểm độ cao gốc và lưới độ cao gốc nhưng chưa có kết quả khởi tính độ cao.
 
Hiện nay, tại khu vực Vịnh Thái Lan, tại đảo Phú Quốc có trạm nghiệm triều đã đưa vào hoạt động từ năm 1978 thu nhận dữ liệu 4 lần/ngày vào các thời điểm 1giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ và đã được lắp đặt thiết bị quan trắc tự động từ năm 2005. Do vậy, có thể sử dụng số liệu quan trắc thu được từ trạm này để xác định mực nước biển trung bình cho khu vực Vịnh Thái Lan thay cho Hà Tiên.
 
Theo ông Phan Ngọc Mai, dự án sản xuất thử nghiệm này sẽ kết hợp các phương pháp thủy chuẩn hình học và thuỷ chuẩn để chuyền dẫn độ cao của điểm nghiệm triều Phú Quốc vào trong đất liền trên cơ sở xây dựng phương án đo nối bổ sung lưới GNSS – thuỷ chuẩn của Việt Nam với một số điểm trong lưới độ cao quốc gia Campuchia để có thể tính chuyển lưới độ cao quốc gia Campuchia theo mặt nước biển trung bình khu vực vịnh Thái Lan đồng thời xác định độ cao khu vực cho vùng Nam Bộ của Việt Nam phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau. Việc kết hợp đo nối thuỷ chuẩn với GNSS – Thuỷ chuẩn sẽ góp phần nâng cao được độ chính xác khi truyền dẫn độ cao Phú Quốc vào bờ.
 
Độ cao gốc là là độ cao được xác định trên cơ sở quan trắc mực nước biển trung bình yên tĩnh nhiều năm. Ở Việt Nam độ cao gốc quốc gia là 0, được gắn với trạm quan trắc hải văn Hòn Dấu (Hải Phòng).
 
Dự kiến, khi triển khai thực hiện dự án này, Cục đo đạc và Bản đồ Việt Nam sẽ tiến hành một loạt các nội dung. Đó là, thu thập, nghiên cứu xác định mô hình Geoid địa phương có sử dụng số liệu đo GNSS – Thuỷ chuẩn. Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu phù hợp với thực tế các số liệu hiện có tại khu vực Nam Bộ đảm bảo tính khả thi của phương pháp. Bên cạnh đó sẽ tiến hành thu thập các số liệu GNSS – Thuỷ chuẩn đã có trong khu vực cũng như xây dựng phương án đo nối các điểm GNSS – Thuỷ chuẩn của Việt Nam với một số điểm thuộc lưới độ cao quốc gia Campuchia. Thiết kế lưới độ cao trên đảo Phú Quốc (đoạn từ trung tâm lên phía Bắc của đảo). Đồng thời kết hợp với đài Khí tượng thuỷ văn Nam Bộ thu thập số liệu nghiệm triều tài khu vực đảo Phú Quốc, xác định mực nước biển trung bình tại trạm nghiệm triều Phú Quốc. Đo nối lưới GNSS – Thuỷ chuẩn của Việt Nam với lưới độ cao quốc gia Campuchia (đoạn Hà Tiên tới Xihanucvin). Ngoài ra sẽ tiến hành đo dẫn thuỷ chuẩn từ trung tâm đảo Phú Quốc (nơi đặt trạm nghiệm triều) tới một số vị trí ở phía Bắc của đảo; tính toán xác định mô hình Geoid địa phương cho khu vực vịnh Thái Lan; xây dựng mốc độ cao cơ bản trên đảo Phú Quốc và chuyền dẫn độ cao vào bờ bằng cộng nghệ GNSS đô chính xác cao.
 
Hy vọng với mục tiêu rõ ràng cùng những nội dung được đưa ra cụ thể, dự án trên sẽ được triển khai theo đúng kế hoạch từ tháng 1/2013.

Máy Toàn Đạc điện tử chính hãng tại hà nội

 

DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI

TIN TỨC NỔI BẬT

CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA ỐNG NHÒM ĐO KHOẢNG CÁCH
Làm thế nào để các nhà sản xuất có thể sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 và IIoT?
Cách bảo quản thiết bị trắc địa đúng cách
Các loại sai số, tiêu chí đánh giá độ chính xác kết quả đo

LIÊN HỆ


quần áo bảo hộ lao động in hóa đơn

CÔNG TY CP THIẾT BỊ và DỊCH VỤ KỸ THUẬT QUẢNG TÂY –QHT
Người đại diện: Lê Văn Hậu
Chức vụ : Giám đốc
Mã số thuế: 0103008064
Địa chỉ: số 16/111 ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh, P Láng Hạ, Q Đống Đa, TP Hà Nội
Email: quangtayqht@gmail.com
Số điện thoại công ty: 02437759534
Số điện thoại kỹ thuật: 0904212040
Số điện thoại kinh doanh: 0913303547
 
 

THÔNG TIN CHUNG


CHẤP NHẬN THANH TOÁN


KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI