12:00:00   17/03/2016
Hơn 1 tỉ thùng dầu, hàng nghìn tỉ piê (tương đương với 0,3248 mét khối) khí đốt ở ngoài khơi… - theo Tạp chí “Địa Chính trị” - đó là ván cá cược trong cuộc tranh chấp năng lượng hiện nay giữa nhiều nước ở Trung Đông.

Ads: máy toàn đạc

Ads: máy thủy bình laser 

Ads: máy đo khoảng cách laser
 
 

Trung Đông "nóng rực" vì Mỹ điều tên lửa và máy bay tiêm kích

1. Việc phát hiện ra nhiều nguồn năng lượng quy mô lớn nằm trên đường biên giới biển giữa Israel và Lebanon vào tháng 7.2011 chỉ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai nhà nước đang trong tình trạng chiến tranh này. Nguồn tài chính có thể có được từ khai thác năng lượng ở ngoài khơi cho phép Lebanon giảm đáng kể thâm hụt ngân sách lên tới 58 tỉ USD vào tháng 1.2013, chiếm 158% tổng sản phẩm quốc nội. Theo Beicip-Franlab, một chi nhánh chuyên phân tích của Viện Dầu mỏ - Năng lượng mới của Pháp, tại vùng tranh chấp có thể có tới 12.000 tỉ piê khối khí đốt (cho phép bảo đảm cung cấp lượng năng lượng như mức tiêu thụ hiện nay của Lebanon trong vòng một thế kỷ), trong khi US Geological Survey cho rằng vùng đáy biển ở đây có thể chứa tới 1,7 tỉ thùng dầu và 9.700 tỉ piê khối khí đốt. 
 
Ba nước tham gia cuộc tranh chấp năng lượng này là Síp - nước ngày 12.12.1988 ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Lebanon - nước phê chuẩn công ước này ngày 5.1.1995 và Israel - nước không ký công ước. Công ước nói trên có tầm quan trọng rất lớn trong việc giải quyết vấn đề pháp lý này, vì đây là một chuẩn mực pháp lý thực sự về luật pháp quốc tế và quy định nhiều nguyên tắc lớn về luật biển đang được áp dụng (vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), đồng thời cho ra đời một thể chế xử lý độc lập có trụ sở tại Hamburg (Đức) là Tòa án Quốc tế về luật biển. 
 
Vùng biển có nguồn năng lượng tiềm tàng nói trên được gọi là “Leviathan”. Rắc rối pháp lý xung quanh các vấn đề biên giới biển phần nào giải thích tại sao khu mỏ này chậm được khai thác, từ đó một lần nữa tác động vào tương quan lực lượng ở Trung Đông. Liên quan đến vấn đề biên giới trên biển, điểm tranh chấp nằm ở đường biên giới biển giữa Lebanon và Israel. Síp đã trực tiếp ký thỏa thuận song phương với Israel để hoạch định vùng đặc quyền kinh tế, nhưng thỏa thuận này bị Lebanon phản kháng. Vùng biển đó quả thực có tầm quan trọng đặc biệt đối với Lebanon vì trong trường hợp từ bỏ, giấc mơ trở thành nước xuất khẩu năng lượng của nước này sẽ tan thành mây khói. 
 
2. Vấn đề vùng đặc quyền kinh tế lại bị kẹt giữa luật pháp và thương lượng song phương giữa các nhà nước. Vì khuôn khổ quốc tế là rõ ràng nên Lebanon và Síp phải thực hiện nghiêm chỉnh UNCLOS, cụ thể là Điều 55, theo đó, “vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở ngoài vùng lãnh hải và tiếp giáp với vùng lãnh hải, được quản lý theo chế độ pháp lý đặc biệt do bên có vùng đặc quyền kinh tế quy định, theo đó luật và pháp luật của nhà nước ven biển và luật và quyền tự do của các nhà nước khác bị chi phối bởi các điều khoản cụ thể ghi trong công ước”. 
 
Về phương diện lý thuyết nhưng không thực tiễn, vùng Leviathan mà Lebanon đòi chủ quyền trước đây được bảo đảm an toàn về mặt pháp lý và không một nhà nước nào có thể tự cho mình quyền được nhòm ngó nguồn năng lượng ở đây. Theo hướng đó, vào tháng 7 và tháng 10.2010, Lebanon đã đệ trình lên Ban thư ký Liên Hợp Quốc các thông số trắc địa đường tây và nam của vùng đặc quyền kinh tế của mình. Việc nộp hồ sơ này về lý thuyết đã “gắn” vùng Leviathan vào vùng đặc quyền kinh tế của Lebanon. Song, giữa lý thuyết và việc thực thi luật pháp quốc tế của các nhà nước vẫn tồn tại những sự khác biệt, như khi nhà nước láng giềng không ký công ước và hơn nữa, về mặt pháp lý lại đang trong tình trạng chiến tranh với Lebanon. Israel và Lebanon không có cùng nhãn quan thương lượng đường biên giới trên biển (cũng như đường biên giới trên bộ đang trong tình trạng tranh chấp). Tuy nhiên, nhà nước chủ chốt trong cuộc tranh cãi pháp lý này lại là Cộng hòa Síp. 
 
Sự việc diễn ra từ 6 năm trước đây. Ngày 17.1.2007, một hiệp định biên giới được ký kết với Lebanon, nhưng nước này chưa bao giờ đưa ra Hội đồng Bộ trưởng để phê chuẩn, do đó thỏa thuận này về mặt pháp lý là không thể được áp dụng. Nhưng Cộng hòa Síp cũng ký kết với Nhà nước Do Thái một thỏa thuận vào tháng 12.2010. Do không áp dụng quy định theo UNCLOS nên ngày 10.7.2011, Israel thông qua một đạo luật dựa trên luật biển của nước mình để xác định dữ liệu trắc địa đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của mình đến mức chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Lebanon. Nước này phản đối Israel đã không tôn trọng Luật Biển quốc tế, mà tự mình vạch ra đường ranh giới. 
 
3. Vùng tranh chấp được đánh giá rộng 854km². Trước nguyên trạng hiện nay liên quan đến đường ranh giới hai vùng đặc quyền kinh tế, Chính phủ Lebanon đã bắt đầu thực hiện một kế hoạch quy mô lớn nhằm khai thác càng nhanh càng tốt nguồn năng lượng để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt ở trong nước vì tình trạng cắt điện trong nước ngày càng nghiêm trọng, cũng như về tài chính bằng cách tái đầu tư tiền thu được từ quyền chuyển nhượng ở ngoài khơi. Tại Hội nghị quốc tế về năng lượng tái tạo diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17.1.2012 tại Abu Dabi (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất), cựu Bộ trưởng Nước và Năng lượng Lebanon Gebran Bassil thông báo, việc cấp giấy phép chuyển nhượng và khai thác sẽ được công bố vào tháng 5.2013. Khoảng 30 công ty của Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Arập - trong đó chủ yếu là Exxon Mobil, Shell, BP, Chevron-Texaco và Total - tham gia thương vụ này vì theo quy định gọi thầu, ba công ty phải liên kết với nhau thành một tổ hợp. 
 
Vùng Leviathan quả thực là ván cá cược năng lượng đối với Trung Đông vì có thể giúp các nước có liên quan giảm được sự lệ thuộc vào năng lượng. Khai thác các nguồn dầu mỏ sẽ làm đảo lộn cân bằng địa chính trị ở Trung Đông. Lebanon hiện là nước đang nợ nần chồng chất. Thâm hụt ngân sách lên tới 58 tỉ USD tính đến tháng 1.2013, tương đương 158% tổng sản phẩm quốc nội. Ông Gebran Bassil- vào tháng 9.2012- khẳng định, việc khai thác vùng Leviathan có thể cho phép năng động hóa nền kinh tế Lebanon và giúp nước này gia nhập câu lạc bộ rất ít các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Lebanon còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này và phải nhập khẩu toàn bộ lượng dầu mỏ lọc. 
 
Vùng Trung Đông chiếm gần 15% lượng khí đốt sản xuất và 22% lượng dầu mỏ khai thác ngoài khơi của thế giới. Hai con số này tăng dần từ nay đến năm 2015 với việc khai thác các nguồn năng lượng ở vùng Leviathan và các giếng dầu ở mỏ Tamar ngoài khơi đã bắt đầu được đưa vào sản xuất từ cuối tháng 3.2013. 
 
Israel luôn tăng cường cảnh giác, thể hiện ở việc quân đội nước này trong thời gian gần đây nhiều lần được đặt trong tình trạng báo động và việc theo dõi cao nguyên Golan được tăng cường. Hải quân Israel luôn cảnh giác, có tàu cao tốc và tàu khu trục, trong khi hải quân Lebanon đang trong tiến trình xây dựng lại và có số tàu ít hơn nhiều vì chỉ có hai tàu tuần tiễu có thể sử dụng được cho vùng biển ngoài khơi.

DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI

TIN TỨC NỔI BẬT

CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA ỐNG NHÒM ĐO KHOẢNG CÁCH
Làm thế nào để các nhà sản xuất có thể sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 và IIoT?
Cách bảo quản thiết bị trắc địa đúng cách
Các loại sai số, tiêu chí đánh giá độ chính xác kết quả đo

LIÊN HỆ


quần áo bảo hộ lao động in hóa đơn

CÔNG TY CP THIẾT BỊ và DỊCH VỤ KỸ THUẬT QUẢNG TÂY –QHT
Người đại diện: Lê Văn Hậu
Chức vụ : Giám đốc
Mã số thuế: 0103008064
Địa chỉ: số 16/111 ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh, P Láng Hạ, Q Đống Đa, TP Hà Nội
Email: quangtayqht@gmail.com
Số điện thoại công ty: 02437759534
Số điện thoại kỹ thuật: 0904212040
Số điện thoại kinh doanh: 0913303547
 
 

THÔNG TIN CHUNG


CHẤP NHẬN THANH TOÁN


KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI