12:00:00   08/03/2016
Nông, lâm trường từng có tác động mạnh cho sự phát triển của khu vực trung du, miền núi những năm trước đây. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm Luật đất đai ra đời, việc đo đạc, cắm mốc giới cho các nông lâm trường vẫn chưa rõ ràng.

Ads: máy toàn đạc

Ads: máy thủy bình laser 

Ads: máy đo khoảng cách laser

Ngày 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết Tăng cường quản lý sử dụng đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2020. Kết quả giám sát của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014 cho thấy các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là việc chưa cắm được mốc giới dẫn đến khó quản lý đất đai của các nông, lâm trường.
 
Việc đo mốc giới còn lộn xộn
 
Báo cáo của Đoàn giám sát cho biết, theo các quy định của luật pháp giai đoạn trước năm 2004, toàn bộ diện tích đất đai giao cho các nông, lâm trường đều thuộc hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
 
Trước năm 2004, đã có 40/53 tỉnh, thành phố tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông trường với diện tích 311.392 ha (bằng 48,9% diện tích đất nông trường được giao các nông trường quản lý); 28/47 tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường, với diện tích 1.250.369 ha (bằng 25% diện tích đất do các lâm trường được giao quản lý). Giai đoạn này, tài liệu đất đai, bản đồ địa chính của các nông, lâm trường chủ yếu là bản đồ địa hình, phục vụ quản lý đất đai trong nội bộ, độ chính xác không cao. Các tài liệu đất đai, bản đồ địa chính này do các công ty nông, lâm nghiệp tự quản lý, không được giao nộp cho các cơ quan quản lý đất đai trên địa bàn để quản lý theo quy định.
 
Cũng theo Đoàn giám sát, chính vì  lý do đất đai giao cho các nông, lâm trường không được đo đạc, cắm mốc, xác định ranh giới rõ ràng trên thực địa nên việc giao đất của các nông, lâm trường trước 2004 cũng không cụ thể, chủ yếu giao trên giấy tờ, bản đồ có tỷ lệ nhỏ, độ chính xác thấp, dẫn đến hiện tượng chồng lấn với đất đai các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khác đang sử dụng.
 
Hồ sơ đất đai chưa được lập và lưu trữ đầy đủ, chặt chẽ, thậm chí còn bị thất lạc. Các hồ sơ giao đất, cho thuê đất chủ yếu được lập và ban hành kèm theo các quyết định thành lập nông, lâm trường; do các nông, lâm trường tự quản lý, ít được giao nộp cho các cơ quan quản lý đất đai theo quy định.

 
Việc đo đạc mốc giới đất nông, lâm trường ở nhiều nơi chưa triển khai được (ảnh minh họa)

Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách cho rằng, nhìn nhận lại trong lịch sử 60 năm, bắt đầu hình thành các nông lâm trường quốc doanh từ các đơn vị quân đội. Vai trò của các nông lâm trường đối với các miền núi là rất quan trọng, làm thay đổi rất căn bản đời sống kinh tế, xã hội của miền núi… Tuy nhiên, theo ông Hiển, sau khi Luật đất đai ra đời năm 1993 đến nay thì vai trò của các nông, lâm trường cũng yếu dần và bộc lộ những yếu kém trong quản lý như Đoàn giám sát đã chỉ ra. Theo ông Hiển, hơn 20 năm sau khi Luật đất đai ra đời mà chưa xác định được mốc giới cho các nông lâm trường thì việc quản lý không thể tốt được. Ông Hiển đề nghị, cần xem xét để bố trí kinh phí cho việc này.
 
Đề nghị thu hồi những nơi không hiệu quả
 
Trong dự thảo Nghị quyết tăng cường việc quản lý sử dụng đất đai tại các công ty nông lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 đưa ra đề xuất: Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2020, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây: Chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị quyết số 118/2014/NQ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Khẩn trương xây dựng, thẩm định và hoàn thành việc phê duyệt đề án về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2015 để tổ chức thực hiện theo mô hình mới. 
 
Dự thảo Nghị quyết này cũng đề nghị: "Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương trong hai năm 2015 - 2016 cho việc rà soát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp, trong đó cần quan tâm các địa phương có nhiều khó khăn, không tự đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, để đến cuối năm 2015, cơ bản hoàn thành việc đo đạc, cắm mốc, xác định diện tích đất, trạng thái rừng trên bản đồ và ngoài thực địa; lập hồ sơ địa chính làm cơ sở để giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng theo quy định của pháp luật về đất đai".
 
Đồng thời, Dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra phương án cần thu hẹp quy mô công ty nông, lâm nghiệp, thu hồi đất sử dụng không hiệu quả, đất không sử dụng trả lại cho các địa phương để giao cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc chưa có đất sản xuất quản lý, sử dụng. Tập trung chỉ đạo việc quản lý, sử dụng 3.286.574 ha đất (rừng sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng). Ban hành nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, người trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng có thu nhập từ rừng để bảo đảm ổn định cuộc sống.
 
Theo Dự thảo Nghị quyết, trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng, xác định những diện tích đất, rừng phòng hộ ít xung yếu hoặc diện tích quy hoạch đất, rừng phòng hộ trước đây chưa hợp lý để chuyển đổi một phần sang rừng sản xuất để phát huy hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó, Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. 
 
Bên cạnh đó cần đề ra giải pháp để đến hết năm 2015, xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, diện tích đang cho thuê, cho mượn tại các công ty nông, lâm nghiệp; kiên quyết xử lý đối với các trường hợp mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích trái phép; xử lý nghiêm việc tự ý xây dựng công trình, nhà ở kiên cố trên diện tích đất nông, lâm trường. Tiến hành thanh tra, kiểm toán toàn diện các công ty nông, lâm nghiệp, trong đó tập trung vào các công ty có biểu hiện vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp; xác định rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm người đứng đầu bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng đất đai các công ty nông, lâm nghiệp. Hoàn thiện cơ chế điều hành, phân công đầu mối chịu trách nhiệm, phân cấp cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn cho địa phương trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
 
P. Hoàng

DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI

TIN TỨC NỔI BẬT

CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA ỐNG NHÒM ĐO KHOẢNG CÁCH
Làm thế nào để các nhà sản xuất có thể sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 và IIoT?
Cách bảo quản thiết bị trắc địa đúng cách
Các loại sai số, tiêu chí đánh giá độ chính xác kết quả đo

LIÊN HỆ


quần áo bảo hộ lao động in hóa đơn

CÔNG TY CP THIẾT BỊ và DỊCH VỤ KỸ THUẬT QUẢNG TÂY –QHT
Người đại diện: Lê Văn Hậu
Chức vụ : Giám đốc
Mã số thuế: 0103008064
Địa chỉ: số 16/111 ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh, P Láng Hạ, Q Đống Đa, TP Hà Nội
Email: quangtayqht@gmail.com
Số điện thoại công ty: 02437759534
Số điện thoại kỹ thuật: 0904212040
Số điện thoại kinh doanh: 0913303547
 
 

THÔNG TIN CHUNG


CHẤP NHẬN THANH TOÁN


KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI