12:00:00   20/04/2016
Hiện nay khi thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, những người làm trắc địa luôn băn khoăn một vấn đề là "độ chính xác bao nhiêu thì đủ đáp ứng?".
Để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát hơn, xin giới thiệu bài viết của Thạc sỹ Lê Văn Hùng, đang công tác tại Viện Khoa học Công nghệ Xây Dựng.

 
1. Dung sai trong xây dựng 
Khi chế tạo các kết cấu và lắp đặt chúng vào các vị trí thiết kế cũng như khi thực hiện các công tác trắc địa trong quá trình xây dựng CT có rất nhiều các yếu tố gây
ra sai số làm sai lệch kích thước,  hình dạng  tương  hỗ  vị trí các nút của công trình.  Kích  thước của các kết  cấu lắp ghép hay các yếu tố của một toà nhà được lựa
chọn trên cơ sở các tính toán kết cấu tuỳ theo chức  năng, kích thước,  số tầng và khẩu độ.   Các  kích  thước này  được gọi là kích thước thiết kế hay kích thước định
danh( Lo).  Còn  kích thước của  các kết cấu  có được trong quá trình chế tạo hoặc triển khai chúng và mặt bằng gọi là kích thước thực tế. Kích thước thực tế thường
sai khác với kích thước thiết kế. Do ảnh hưởng có tính chất ngẫu nhiên của các nguồn sai số đó, trong quá trình chế tạo cũng như trong quá trình thi công   xây dựng
nên sai lệch giữa kích thước thực tế và kích thước định danh cũng mang tính chất ngẫu nhiên, mà theo tính chất của sai số này, giá trị tuyệt đối của nó không bao giờ
vượt quá một giới hạn cho trước, nghĩa là do sai số chế tạo hoặc triển khai các hạng mục, các kết cấu ra ngoài hiện trường kích thước của chúng có thể lớn hơn  hoặc
nhỏ hơn kích thước thiết kế nhưng không bao giờ vượt quá một giới hạn cho trước. Vùng biến động của kích thước tối đa và tối  thiểu xung quanh kích thước  thiết  kế
của một cấu kiện gọi là dung sai (±D
2. Ước tính độ chính xác của các công tác trắc địa theo dung sai xây dựng
Qua việc phân tích các tài liệu tham khảo cho thấy hiện nay chưa có một quan điểm thống nhất về vấn đề ước tính độ chính xác của các công tác trắc địa trong xây dựng, thậm chí còn có quan điểm coi các dung sai xây dựng là độ chính xác cần thiết phải đạt được của các công tác trắc địa phục vụ thi công xây dựng công trình. Hiện nay còn tồn tại hai quan niệm về độ chính xác của các công tác trắc địa phục vụ thi công xây dựng công trình đó là:
- Độ chính xác của các công tác trắc địa phải ước tính trên cơ sở các dung sai xây dựng được ấn định trong các tiêu chuẩn xây dựng. 
- Độ chính xác của các công tác trắc địa trong xây dựng được ấn định theo khả năng của các máy móc thiết bị và các phương pháp đo sẽ được sử dụng. 
Từ các quan điểm trên việc ước tính độ chính xác của các công tác trắc địa là một vấn đề rất quan trọng. Khi ước tính cần phải dựa vào các dung sai xây dựng đã được ấn định có lưu ý đến các thiết bị và phương pháp đo đạc được sử dụng để điều chỉnh cho hợp lý. Muốn đảm bảo chất lượng xây dựng công trình, cần phải tiến hành đo đạc kiểm tra dung sai với độ chính xác sao cho các sai số trắc địa không ảnh hưởng tới dung sai đã ấn định.
Toàn bộ các công tác trắc địa phục vụ thi công xây dựng CTCCCL thường
bao gồm các công đoạn sau:
- Xây dựng lưới khống chế mặt bằng và độ cao. 
- Bố trí các trục chính và các mặt bằng chính . 
- Bố trí chi tiết các trục và các kết cấu. 
- Đo đạc kiểm tra vị trí không gian của các hạng mục. 
Mỗi dạng công việc này đều có một sai số riêng và kết quả là làm cho vị trí của các cấu kiện bị sai lệch đi so với vị trí thiết kế. Trong quá trình xây dựng, để đảm bảo công trình được xây dựng đúng vị trí và đúng kích thước hình học chúng ta thường xuyên phải tiến hành đo đạc kiểm tra. Kết quả khảo sát của nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy độ chính xác về vị trí của các cấu kiện so với các trục bố trí (trong mặt bằng) và so với mặt bằng tầng 1 (trong mặt cắt ) chịu ảnh hưởng
của các nguồn sai số sau đây :
- Sai số vị trí của một kết cấu xây dựng là s0 
- Ảnh hưởng của sai số trắc địa là std 
- Sai số chế tạo các cấu kiện (đối với nhà cao tầng lắp ghép) sct 
- Sai số lắp đặt các cấu kiện trong quá trình lắp ghép sld 
- Sai số đo đạc kiểm tra skt 
- Sai số biến dạng cấu kiện sbd 
Như vậy để đảm bảo dung sai của các cấu kiện hoặc khoảng cách giữa các trục không vượt quá giá trị dung sai ấn định thì độ chính xác đo đạc kiểm tra không vượt quá 20% giá trị dung sai cho phép. Vây cần phải áp dụng các giải pháp thích hợp để đạt được độ chính xác này.

Máy Toàn Đạc điện tử chính hãng tại hà nội

 

DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI

TIN TỨC NỔI BẬT

CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA ỐNG NHÒM ĐO KHOẢNG CÁCH
Làm thế nào để các nhà sản xuất có thể sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 và IIoT?
Cách bảo quản thiết bị trắc địa đúng cách
Các loại sai số, tiêu chí đánh giá độ chính xác kết quả đo

LIÊN HỆ


quần áo bảo hộ lao động in hóa đơn

CÔNG TY CP THIẾT BỊ và DỊCH VỤ KỸ THUẬT QUẢNG TÂY –QHT
Người đại diện: Lê Văn Hậu
Chức vụ : Giám đốc
Mã số thuế: 0103008064
Địa chỉ: số 16/111 ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh, P Láng Hạ, Q Đống Đa, TP Hà Nội
Email: quangtayqht@gmail.com
Số điện thoại công ty: 02437759534
Số điện thoại kỹ thuật: 0904212040
Số điện thoại kinh doanh: 0913303547
 
 

THÔNG TIN CHUNG


CHẤP NHẬN THANH TOÁN


KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI