12:00:00
25/01/2016
Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ thực hiện Dự án “ Xây dựng mạng lưới trắc địa động lực trên khu vực đứt gãy thuộc miền Bắc Việt Nam phục vụ dự báo tai biến tự nhiên”
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo quyết định số 1665/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 08 năm 2011 về “Xây dựng mạng lưới trắc địa địa động lực trên khu vực các đứt gãy thuộc miền Bắc Việt Nam phục vụ dự báo tai biến tự nhiên”. Dự án sẽ được thực hiện với sự kết hợp giữ hai đơn vị nghiên cứu trực thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường là Viện khoa học Đo đạc và Bản đồ và Viện khoa học Địa chất và khoáng sản. Thời gian thực hiện trong 4 năm với 4 chu kỳ quan trắc. Dự án sẽ giải quyết mục tiêu chính là “Xây dựng mạng lưới trắc địa địa động lực độ chính xác cao để xác định vận tốc dịch chuyển của các đới đứt gãy trên lãnh thổ Việt Nam làm cơ sở cho việc dự báo và đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại của tai biến tự nhiên"
Mạng lưới các mốc địa động lực được đặt trên các khối địa động lực thuộc hai bên cánh của 11 đứt gãy chính thuộc miền Bắc Việt Nam đang có dấu hiệu hoạt động gồm: Đứt gãy Điện Biên – Lai Châu; đứt dãy Sông Mã; đứt gãy Sơn La; đứt gãy Sông Đà; đứt gãy Mường La – Bắc Yên (Tú Lệ); đứt gãy Phong Thổ - Than Uyên (Yên Bái – Nghĩa Lộ); đứt gãy Sông Hồng; đứt gãy Sông Chảy; đứt gãy Sông Lô; đứt gãy Cao Bằng – Tiên Yên; đứt gãy Đông Triều – Hạ Long (Quảng Yên – Sông Bằng). Với tổng số 78 mốc được đo đạc bằng công nghệ GPS (định vị toàn cầu).
Kiến trúc đới đứt gãy sông Hồng-Sông Chảy đoạn Lào Cai-Việt Trì
ĐGSH: đứt gãy Sông Hồng, ĐGSC: đứt gãy Sông Chảy, ĐGĐH-TH
Đứt gãy Đoan Hùng-Tiền Hải, ĐGLC-VT: đứt gãy Lào Cai-Việt Trì
Sơ đồ phân bố các đứt gãy chính khu vực miền Bắc Việt Nam
Mạng lưới các mốc địa động lực được đặt trên các khối địa động lực thuộc hai bên cánh của 11 đứt gãy chính thuộc miền Bắc Việt Nam đang có dấu hiệu hoạt động gồm: Đứt gãy Điện Biên – Lai Châu; đứt dãy Sông Mã; đứt gãy Sơn La; đứt gãy Sông Đà; đứt gãy Mường La – Bắc Yên (Tú Lệ); đứt gãy Phong Thổ - Than Uyên (Yên Bái – Nghĩa Lộ); đứt gãy Sông Hồng; đứt gãy Sông Chảy; đứt gãy Sông Lô; đứt gãy Cao Bằng – Tiên Yên; đứt gãy Đông Triều – Hạ Long (Quảng Yên – Sông Bằng). Với tổng số 78 mốc được đo đạc bằng công nghệ GPS (định vị toàn cầu).
Kiến trúc đới đứt gãy sông Hồng-Sông Chảy đoạn Lào Cai-Việt Trì
ĐGSH: đứt gãy Sông Hồng, ĐGSC: đứt gãy Sông Chảy, ĐGĐH-TH
Đứt gãy Đoan Hùng-Tiền Hải, ĐGLC-VT: đứt gãy Lào Cai-Việt Trì
Sơ đồ phân bố các đứt gãy chính khu vực miền Bắc Việt Nam
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một mạng lưới trắc địa động lực được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại, kiên cố với mục đích sử dụng lâu dài. Việc nghiên cứu vị trí đặt mốc trên nền đá gốc đã được các chuyên gia trắc địa và chuyên gia địa chất kiến tạo khảo sát xây dựng. Về thiết kế cấu trúc mốc đã tham khảo các hệ thống mốc của Mỹ và Châu âu. Dự án được quyết định triển khai trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam, nơi mà các hoạt động kiến tạo trẻ xảy ra mạnh, tần xuất và cường độ của các trận động đất xảy ra nhiều hơn phần Miền Nam.
Dự án sẽ tiến hành đo lặp mạng lưới GPS địa động lực trên các khu vực của các đới đứt gãy đang hoạt động theo chu kỳ 1 năm/1 lần, tính toán các vectơ chuyển dịch hiện đại của các đới đứt gãy đang hoạt động giữa các chu kỳ đo lặp trong giai đoạn 2012 – 2015, phân tích các vectơ chuyển dịch hiện đại của các đới đứt gãy đang hoạt động giữa các chu kỳ đo lặp trong giai đoạn 2012 - 2015 từ kết quả đo đạc và điều tra địa chất nhằm xác định các nguyên nhân gây ra sự hoạt động của các đới đứt gãy, dự báo và đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại của tai biến tự nhiên liên quan đến hoạt động của các đới đứt gãy;
Quan trắc chuyển dịch vỏ trái đất là một lĩnh vực khoa học - kỹ thuật quan trọng của Trắc địa cao cấp, được đánh giá là tin cậy trong dự báo động đất và là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu các quá trình kiến tạo diễn ra trong lòng Qủa đất. Trắc địa động học có thể xác định hướng các lực là nguyên nhân gây ra sự biến thiên của các tham số đặc trưng cho Quả đất, sự thay đổi vị trí của các điểm trên bề mặt Quả đất, sự biến thiên trọng trường Quả đất, đều được gọi là các hiện tượng địa động học. Việc sử dụng các dữ liệu GPS hiện đang phổ biến rộng rãi trong nghiên cứu kiến tạo và biến dạng vỏ Trái đất với những công cụ GPS liên tục (CGPS) đã được triển khai tại hàng trăm trạm quan trắc khu vực và hàng nghìn trạm quan trắc khu vực trên toàn thế giới. Những hoạt động của CGPS toàn cầu đang được phối hợp hoạt động bởi dịch vụ GPS quốc tế do Tổ chức dịch vụ GPS quốc tế IGS (International Gps Service for geodynamics) thực hiện.
Xác định các đứt gãy hoạt động và quan trắc chúng là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt thực tiễn trong công tác dự báo tai biến tự nhiên (động đất, núi lửa, sạt lở ...). Kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt Nam được các nhà địa chất, kiến tạo trong nước và nước ngoài quan tâm đến rất sớm, song song với việc thành lập các bản đồ địa chất có tỷ lệ khác nhau. Nhiều công trình có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu này đã được công bố. Song nhìn chung chưa có một công trình tổng thể nào đề cập một cách toàn diện về quan trắc đứt gãy hoạt động ở lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở một mạng lưới đồng bộ, thống nhất, nhất quán trên cơ sở công nghệ định vị có độ chính xác cao. Công tác nghiên cứu dự báo động đất lãnh thổ Việt Nam, nơi có biểu hiện hoạt động động đất mạnh, được sử dụng gồm các phương pháp địa vật lý, chủ yếu là trọng lực và từ, phương pháp viễn thám ... kết hợp với phương pháp trắc địa độ chính xác cao.
Tương tự như hệ thống mạng lưới trắc địa địa động lực của Việt Nam, theo Info.net “ngày 26 tháng 12 năm 2011, Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Trung Quốc (SBSM) cho biết, nước này sẽ đầu tư 81,24 triệu USD để xây dựng một mạng lưới nghiên cứu hiện đại trên toàn quốc nhằm theo dõi sự biến đổi của lớp vỏ trái đất và các ngành khoa học về trái đất. Chương trình sẽ huy động hơn 3 nghìn kỹ thuật viên trên toàn quốc để xây dựng mạng lưới trắc địa địa động lực không gian với độ chính xác cao. Các mạng lưới trắc địa quốc gia sẽ xây dựng 360 trạm GPS (định vị toàn cầu) và một mạng lưới gồm 4.500 điểm khống chế GPS”.
Như vậy có thể thấy việc phối hợp nghiên cứu về các khoa học trái đất giữa lĩnh vực đo đạc bản đồ và lĩnh vực địa chất sẽ tạo ra những luận cứ khoa học có thể luận giải và phân tích các nguyên nhân gây ra sự hoạt động của các đới đứt gãy dựa trên các số liệu chuyển dịch ngang, đứng, các thông tin và dấu hiệu về các khu vực tách dãn, nén ép giữa các chu kỳ đo lặp trên khu vực các đới đứt gãy phục vụ dự báo tai biến tự nhiên một cách kịp thời và hiệu quả.
Trimble GNSS R8 (Global Navigation Sattlite System-Trimble R8)
Sơ đồ các điểm đo trong dự án “ Xây dựng mạng lưới trắc địa động lực
trên khu vực đứt gãy thuộc miền bắc Việt Nam phục vụ dự báo tai biến tự nhiên”
Dự án được Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ thực hiện tại 13 tỉnh miền Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng Sơn với tổng số điểm đo là 36 điểm và đo nối tọa độ BH-TH111.
Các điểm đo được thực hiện bằng hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu Trimble GNSS R8 (Global Navigation Sattlite System-Trimble R8), tổng số điểm đo của dự án là 36 điểm. Hệ thống máy thu tín hiệu vệ tinh GPS Trimble GNSS R8 thực hiện việc thu tín hiệu từ vệ tinh đạt đủ 24 giờ, kỹ thuật viên thực hiện việc trút dữ liệu từ máy đo vào máy tính, dữ liệu đồng bộ sẽ được gửi về trung tâm tính toán Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ phân tích và xử lý số liệu phục vụ mục đích ứng dụng và nghiên cứu chuyên nghành.
Các kết quả của dự án sẽ phục vụ nhiều lĩnh vực nghiên cứu về khoa học trái đất như Trắc địa và Bản đồ, địa chất khoáng sản và lĩnh vực quân sự... Các số liệu trọng lực giúp các nhà khoa học giải quyết nhiều nhiệm vụ khoa học cơ bản của ngành như tính toán, xác định mặt Quasigeoid độ chính xác cao, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tọa độ, độ cao quốc gia; nghiên cứu xác định biến thiên cục bộ của trường trọng lực Trái đất làm rõ nguyên nhân và quy mô của tác nhân gây ra sự thay đổi, biến động của bề mặt trái đất và cá tai biến tự nhiên như động đất, nước biển dâng, sự thay đổi của các dòng chảy; nghiên cứu chi tiết các lớp vật chất khoáng sản trong lòng quả đất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và nghiên cứu xác định sự biến thiên cục bộ của trường trọng lực phục vụ dự báo tai biến thiên nhiên...
Các điểm đo được thực hiện bằng hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu Trimble GNSS R8 (Global Navigation Sattlite System-Trimble R8), tổng số điểm đo của dự án là 36 điểm. Hệ thống máy thu tín hiệu vệ tinh GPS Trimble GNSS R8 thực hiện việc thu tín hiệu từ vệ tinh đạt đủ 24 giờ, kỹ thuật viên thực hiện việc trút dữ liệu từ máy đo vào máy tính, dữ liệu đồng bộ sẽ được gửi về trung tâm tính toán Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ phân tích và xử lý số liệu phục vụ mục đích ứng dụng và nghiên cứu chuyên nghành.
Các kết quả của dự án sẽ phục vụ nhiều lĩnh vực nghiên cứu về khoa học trái đất như Trắc địa và Bản đồ, địa chất khoáng sản và lĩnh vực quân sự... Các số liệu trọng lực giúp các nhà khoa học giải quyết nhiều nhiệm vụ khoa học cơ bản của ngành như tính toán, xác định mặt Quasigeoid độ chính xác cao, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tọa độ, độ cao quốc gia; nghiên cứu xác định biến thiên cục bộ của trường trọng lực Trái đất làm rõ nguyên nhân và quy mô của tác nhân gây ra sự thay đổi, biến động của bề mặt trái đất và cá tai biến tự nhiên như động đất, nước biển dâng, sự thay đổi của các dòng chảy; nghiên cứu chi tiết các lớp vật chất khoáng sản trong lòng quả đất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và nghiên cứu xác định sự biến thiên cục bộ của trường trọng lực phục vụ dự báo tai biến thiên nhiên...
Nguồn tin:Theo KH&HTQT tổng hợp