12:00:00   20/07/2016
Họ là những người thợ. Văn phòng làm việc của họ hầu hết là ở ngoài công trường. Công việc chính của họ là hàng ngày kiểm tra theo dõi những biến chuyển trong thi công công trình. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp họ trên đường với những dụng cụ như chiếc compa đại, ngắm nghía, để có thể đặt chính xác đến từng milimet tòa nhà hay những con đường theo quy hoạch.
 
Trắc địa là ngành học liên quan đến sự đo đạc, biểu diễn, phân tích quy luật, cập nhật và hiển thị các thông tin không gian được thu thập từ những thiết bị đặt trên mặt đất cũng như trên tàu thuyền đến các bộ cảm biến đặt trên máy bay hay các vệ tinh chuyển động trên trái đất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau liên quan đến đặc điểm vật lý của trái đất và môi trường xây dựng.
 
Những thông tin này sẽ được xử lý, phân tích bởi các công nghệ tiên tiến nhất và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế xã hội như: quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quản lý đất đai và quy hoạch sử dụng đất, thi công và quan trắc.
 
Ngoài ra, kỹ sư tốt nghiệp ngành này có khả năng nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới trong lĩnh vực trắc địa và bản đồ, hệ thống thông tin địa lý GIS, kỹ thuật định vị bằng vệ tinh GPS, lượng ảnh viễn thám.
 
Phía Bắc hiện nay đào tạo kỹ sư trắc địa chỉ có hai đơn vị là trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường và trường Đại học Mỏ - Địa chất. Nhưng chỉ có trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường là đào tạo kỹ sư thực hành, còn đào tạo ngành này ở bậc đại học là kỹ sư nghiên cứu và quản lý.

 
"Dân" trắc địa tương lai

Với kỹ sư trắc địa thực hành, họ có kỹ năng cơ bản về đo đạc bản đồ, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên môn trắc địa ở các cơ sở, các ngành điều tra cơ bản như: Các doanh nghiệp đo đạc thành lập bản đồ, giao thông, thủy lợi, xây dựng, quy hoạch, phục vụ quốc phòng, địa chính, quản lý về đất đai, hầm mỏ...
 
Một trong những chuyên ngành của nghề kỹ sư trắc địa, đó là vẽ bản đồ. Dấu chân những người kỹ sư trắc địa đã đi đến khắp mọi miền Tổ quốc, từ cột cờ Lũng Cú đến mũi Cà Mau. Họ đi, họ đo vẽ để xác định mốc giới đường biên như những người lính. Họ tìm hiểu về những chất đất, những khu rừng để cho ra những bản đồ chuyên ngành. Họ nghiên cứu sự biến đổi của trái đất, đường nứt, hay vĩ mô hơn là sự “chạy” của các dãy núi để có những kết quả phục vụ đời sống. Những công trình lớn như cầu Thăng Long, công trình thủy điện Hòa Bình, công trình đường dây 500 KW Bắc Nam, đều có sự góp mặt của những kỹ sư trắc địa thực hành, là các thầy giáo và các sinh viên của trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường.
 
Còn thời điểm hiện nay, những người kỹ sư trắc địa thực hành không còn tham gia vẽ bản đồ nữa, vì thế hệ cha anh đi trước đã làm xong nhiệm vụ đó. Song không phải vì thế mà họ... thất nghiệp. Nghề kỹ sư trắc địa lại có lĩnh vực hoạt động khác. Mỗi khi thi công một con đường lớn, một tòa nhà lớn, một công trình lớn đều phải có sự có mặt của người kỹ sư trắc địa.
 
Theo thầy Phạm Doãn Mậu - Hiệu phó trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường thì chỉ khi chúng ta xây những công trình dân dụng bình thường mới không cần kỹ sư trắc địa chứ đã là những công trình lớn thì rất cần sự có mặt của họ. Người kỹ sư trắc địa phải luôn theo dõi sát công trình. Một chiếc cột bê tông, một bức tường mới xây cần phải có sự tính toán xem có bị sự cố gì không, có đảm bảo đúng quy cách hay không, đã chính xác so với bản vẽ thiết kế hay chưa.
 
Chính vì thế sinh viên của trường, tốt nghiệp có thể về làm việc tại các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về các tỉnh, thậm chí có thể làm việc tại các công ty bên ngoài đang ngày càng nhiều thêm về lĩnh vực này.
 
Bên cạnh những công trình lớn thì các mỏ than cũng rất cần sự có mặt của kỹ sư trắc địa. Bởi hầm mỏ luôn có những biến động khôn lường vì sự chuyển rời, biến thiên của lòng đất, đòi hỏi sự tìm hiểu phân tích để sự an toàn lúc nào cũng được đặt lên cao nhất. Vì một điều dễ hiểu mà ai cũng biết, hầm lò là một công việc nguy hiểm nhất trong số các nghề nguy hiểm.
 
Mỗi công việc đều có những hay và dở khác nhau, nhưng khi đã chọn một nghề, cho dù nó còn nhiều khó khăn vất vả, phương tiện kỹ thuật không phải lúc nào cũng hoàn hảo thì người ta vẫn có thể đi đến tận cùng niềm đam mê đó. Nghề kỹ sư trắc địa cũng vậy. Lại thêm một lứa sinh viên mới nhập trường, và số lượng các em đến với nghề kỹ sư trắc địa ngày càng nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai.
 
Yên Hưng     

DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI

TIN TỨC NỔI BẬT

CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA ỐNG NHÒM ĐO KHOẢNG CÁCH
Làm thế nào để các nhà sản xuất có thể sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 và IIoT?
Cách bảo quản thiết bị trắc địa đúng cách
Các loại sai số, tiêu chí đánh giá độ chính xác kết quả đo

LIÊN HỆ


quần áo bảo hộ lao động in hóa đơn

CÔNG TY CP THIẾT BỊ và DỊCH VỤ KỸ THUẬT QUẢNG TÂY –QHT
Người đại diện: Lê Văn Hậu
Chức vụ : Giám đốc
Mã số thuế: 0103008064
Địa chỉ: số 16/111 ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh, P Láng Hạ, Q Đống Đa, TP Hà Nội
Email: quangtayqht@gmail.com
Số điện thoại công ty: 02437759534
Số điện thoại kỹ thuật: 0904212040
Số điện thoại kinh doanh: 0913303547
 
 

THÔNG TIN CHUNG


CHẤP NHẬN THANH TOÁN


KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI