12:00:00
12/01/2016
Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị quang học điện tử, nó là một máy kinh vĩ điện tử có tích hợp khối đo xa. Thiết bị này được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực đo đạc khảo sát địa hình, cũng như các công tác Trắc địa trên công trình xây dựng ngày nay nhờ vào khả năng đo đạc nhanh chóng cũng như sự thuận tiện mà máy toàn đạc mang lại cho người đo đạc. Thiết bị này là một máy kinh vĩ điện tử có tích hợp khối đo khoảng cách(EDM) để đọc khoảng cách từ điểm đặt máy đến điểm cần đo.
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Tổng quan về cấu tạo
Cùng với sự phát triển của công nghệ đo dài các thiết bị phục vụ cho công tác đo đạc cũng ngày càng phát triển, trong đó thiết bị đang được sử dụng rộng rãi đo chính là máy toàn đạc điện tử
Cấu tạo về thiết bị này được mô tả như hình trên
Sơ đồ khối của máy toàn đạc điện tử
Thiết bị này là một loại máy trắc địa đa chức năng giải quyết nhiều bài toán như các bài toán về giao hội, hay các bài toán bố trí điểm theo các phương pháp như phương pháp tọa độ cực…Máy toàn đạc điện tử là sự kết hợp giữa máy kinh vĩ điện tử và khối đo xa kết nối hai phần này chính là phần mềm tiện ích được cài đặt trong máy. Dưới đây là sơ đồ khối của thiết bị này.
Khối đo xa điện tử: tự động đo khoảng cách từ điểm đặt máy tới điểm đặt gương
Máy kinh vĩ điện tử: tự động trong quá trình đo góc ngang và góc đứng
Phần mềm tiện ích
Xử lý các dữ liệu đo góc và đo cạnh để tính ra các đại lượng cần thiết
Quản lý dữ liệu
Giao tiếp với máy tính
Nguyên lý hoạt động của máy toàn đạc điện tử
Nguyên lý đo của máy toàn đạc Nguyên lý đo xa được thực hiện bằng phương thức: một đầu sẽ đặt bộ phận thu phát đó chính là điểm đặt máy toàn đạc điện tử còn một đầu là hệ thống phản hồi tín hiệu đó chính là gương. Bộ phận phát tín hiệu sẽ phát tín hiệu về phía hệ thống phản hồi, hệ thống phản hồi sẽ phản hồi lại hệ thống thu của máy
Khoảng cách cần đo được tính theo công thức:
D=vt/2
Trong đó:
D là khoảng cách cần đo
v là vận tốc lan truyền tín hiệu (v=3.10^8 m/s)
t là thời gian lan truyền tín hiệu truyền đi và về trên khoảng cách cần đo
Hình ảnh các loại máy toàn đạc điện tử
Xác định tọa độ bằng máy toàn đạc điện tử
Để xác định tọa độ các điểm chi tiết chúng ta cần có tọa độ của điểm trạm máy và tọa độ của điểm định hướng
Nguyên lý của bài toán xác định tọa độ điểm chính là:
Trong đó: S là khoảng cách từ điểm trạm máy đến điểm chi tiết, PV là góc phương vị giữa 2 điểm trạm máy và điểm định hướng ( để tìm hiểu về các tính góc phương vị bạn đọc có thể xem bài viết tính góc định hướng)
Phần mềm trong máy sẽ tự động tính tọa độ các điểm chi tiết và lưu vào trong bộ nhớ của máy và chúng ta có thể trút dữ liệu này sang máy tính và có thể xem trên máy tính bằng các phần mềm như Autocad
Ứng dụng của máy toàn đạc điện tử
Thiết bị này được ứng dụng trong các công tác đo đạc địa chính, đo đạc khảo sát địa hình, trong xây dựng dân dụng như nhà cao tầng, cầu đường giao thông.
Đo vẽ bản đồ địa hình và xuất sang các định dạng file số liệu khác nhau như file CAD để dễ dàng quản lý trên hệ thống máy tính điện tử
Máy được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng ngày nay như các công tác bố trí điểm( chuyển tọa độ điểm từ thiết kế ra thực địa)
Các chế độ đo
Đo góc
Đo khoảng cách
Đo tọa độ
Xử lý dữ liệu
Từ những dữ liệu về đo góc và khoảng cách kết hợp với phần mềm tiện ích trong máy toàn đạc đã tạo nên những ứng dụng cần thiết cho kỹ sư trắc địa ngày nay
Đo thu thập số liệu hay là đo chi tiết
Chuyển điểm thiết kế ra thực địa trong xây dựng dân dụng và thiết kế bố trí
Đo diện tích
Đo gián tiếp khoảng cách
Đo giao hội
Các công tác đo đạc tuyến đường