Mới đây, tại Lâm Đồng vừa xảy ra vụ việc thương tâm, 2 anh em ruột đều tử vong khi xuống sửa bom chim gieng khoan ở giếng sâu, chuyên gia phân tích "thủ phạm" chính là khí độc tích tụ lâu ngày...
Tin nhanh, vụ việc xảy ra vào trưa 7/4/2016 tại tổ dân phố 13, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng.
Thời điểm trên, 2 anh em ruột là Nguyễn Văn Hiệp (anh trai) và Nguyễn Văn Hoàn (em trai) sang nhà hàng xóm là ông Lê Mạnh Hồng sửa máy bơm nước dưới giếng. Thấy người em xuống nhưng mãi không trèo lên nên anh xuống cứu cũng tử vong theo.
Đến khoảng 14h cùng ngày, xác của cả hai anh em được đưa lên mặt đất.
Theo nhận định ban đầu, giếng nước xảy ra vụ việc được đào sâu khoảng 7-8m nhưng đậy nắp kín lâu ngày, có thể cả hai nạn nhân đã tử vong do ngạt khí. Giếng nước của nhà ông Hồng được chia sẻ cho một số người dân xung quanh cùng chung sử dụng.
Hiện nay, giếng nước ở nhiều nơi thuộc vùng nông thôn xảy ra hiện trạng, giếng khơi sâu, giếng được đậy nắp kín thường không mở ra cho thông thoáng hoặc những giếng đã cạn từ lâu ngày không sử dụng, nay cho người xuống rửa giếng, sửa chữa, nối lại dây mô tơ hoặc lấy một đồ vật nào đó bị rơi xuống giếng. Nhiều tai nạn chết người đã xảy ra đối với những người xuống các giếng đó. Thậm chí, nhiều trường hợp, những người sau đó xuống ứng cứu cũng gặp nạn và tử vong.
Hai anh em ruột tử vong sau khi nạo vét giếng để có nước dùng chung (Ảnh: Nld.com.vn)
Nhắc tới nguyên nhân gây ra những cái chết bất ngờ và đau lòng ấy, GS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn về sức khỏe khu vực phía Bắc của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương nói:
Từ những năm 50 của thế kỷ 20, đã có những trường hợp tử vong khi xuống những giếng khơi sâu.
Có hiện tượng này, bởi lẽ, trong giếng có tích tụ khí Cacbonic dioxyt (CO2) do chất hữu cơ bốc hơi bay vào và đọng lâu ngày ở thành giếng. Đây là những khí độc, nên con người xuống đó ít phút có thể gây tử vong.
CO2 là một khí không màu, không mùi, không duy trì hô hấp và sự cháy, có nhiều ở những nơi có sự phân hủy các chất hữu cơ, các mùn cây, mùn rác. Khí này nặng hơn không khí nên thường đọng lại ở những chỗ thấp. Những giếng khơi sâu cũng dễ là nơi tích tụ nhiều khí CO2, hoặc những khí độc như H2S (Sunfua Hydro), CH4 (Metan)…
“Người dân của mình chưa hiểu biết về chất độc này tồn tại dưới giếng sâu, không thăm dò xem không khí dưới đáy giếng có thở được không... nên đã dẫn tới những tai nạn thương tâm. Vì vậy, mỗi người muốn xuống những giếng như thế phải có phương tiện bảo hộ lao động như mặt nạ.
Muốn sáng tỏ điều này, cơ quan chức năng nên cử người xuống các giếng đó lấy khí này lên để đo định lượng. Phải phân tích – kiểm nghiệm mẫu nước trước khi sử dụng nhất là những giếng nước nằm gần các cơ sở sản xuất – kinh doanh có nước thải ô nhiễm ngấm vào tầng nước ngầm”, GS. Khải cho hay.
Nếu có hiện tượng khí độc cần phải bơm sục khí nhiều lần để tạo sự thông thoáng vào trao đổi Oxy khí trời trước khi xuống giếng.
Nguyễn Huệ