12:00:00
21/01/2016
Từ tháng 6/2015, Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn (BKC) đã đầu tư và sử dụng máy toàn đạc điện tử vào hoạt động tại các mỏ nhằm từng bước hiện đại hóa hoạt động trắc địa để nâng cao hiệu quả thăm dò và khai thác khoáng sản.
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Kỹ sư trắc địa Trần Văn Châu đo đạc địa hình trong lò mỏ Nà Bốp
Công việc này do các kỹ sư trắc địa của Phòng Kế hoạch - Khai thác đảm nhiệm. Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử giúp đo đạc chính xác các bề mặt địa hình để lập bản đồ 3D phục vụ cho công tác tính toán, xác định vị trí có quặng, khối lượng quặng và hướng mở đường lò mới. Kỹ sư chỉ cần đặt máy tại một điểm mốc và lấy hướng ở một điểm thứ 2 (2 điểm đã xác định tọa độ), sau đó chỉnh tia laser của máy trắc địa hướng đến các điểm trên bề mặt địa hình, thông số chi tiết của các điểm sẽ hiện rõ trên màn hình của máy.
Anh Trần Văn Châu, kỹ sư trắc địa, thuộc phòng Kỹ thuật – Khai thác cho biết: “Với ưu điểm là đo đạc nhanh, chuyển tải chính xác và đầy đủ nhất các chỉ số bề mặt địa hình thực tế lên bản đồ, đo trắc địa giúp ích rất lớn cho các kỹ sư kỹ thuật mỏ trong việc xác định, tìm kiếm các vỉa quặng trong lò”.
Bằng việc áp dụng phương pháp đo mới, Với thiết bị này, việc đo đạc cho kết quả chính xác hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và dễ dàng đo đạc ở những vị trí cheo leo, hiểm trở.
Hữu Thung