12:00:00   13/06/2016
Với nỗ lực vượt khó, dám nghĩ dám làm, một nhóm sinh viên cùng với giảng viên của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc máy bay không người lái - UAV (viết tắt của cụm từ Unmanned Aerial Vehicle) mang thương hiệu Đại học Công nghiệp Hà Nội.
 
Tại đêm khai mạc vòng Chung kết Robocon 2014, được tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa, nhiều sinh viên tỏ ra rất thích thú với mô hình máy bay không người lái được nhóm sinh viên của trường Đại học Công nghiệp giới thiệu. Nhưng ít ai biết đằng sau sự thành công của chiếc máy bay này là vô vàn những khó khăn mà nhóm nghiên cứu và chế tạo đã gặp phải.
 
Để tìm hiểu kỹ hơn về mô hình máy bay này, phóng viên đã tìm gặp Ths. Nguyễn Văn Trường (sinh năm 1989) giảng viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, là một trong 2 giảng viên chỉ đạo, cố vấn việc nghiên cứu và chế tạo UAV. Thầy trường cho biết, UAV là sản phẩm của hai giảng viên và 6 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Cố vấn cho các bạn sinh viên còn có Ths. Nhữ Quý Thơ cùng giảng dạy bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội cùng với thầy Trường. Các sinh viên tham gia trực tiếp trong việc nghiên cứu và chế tạo UAV gồm 6 bạn được chia thành 2 nhóm, chịu trách nhiệm ở hai mảng. 3 sinh viên là Kiều Thanh Sơn, Kiều Mạnh Nhã, Trần Văn Thắng chịu trách nhiệm mảng điều khiển, lập trình. 3 sinh viên còn lại là: Đỗ Văn Hiếu, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Quang Đạt chịu trách nhiệm mảng cơ khí, mô hình hóa.
 
 


Máy bay không người lái được trưng bày tại Triển lãm sản phẩm sáng tạo của sinh viên và giảng viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
 
Theo Ths. Nguyễn Văn Trường, UAV được hiểu là thiết bị bay không có người trực tiếp vận hành trên khoang lái, được điều khiển từ xa bằng các trạm mặt đất hoặc bay tự động theo một chương trình (quỹ đạo bay) đã định sẵn. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì UAV không còn mấy xa lạ. Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi mô hình UAV trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự và an ninh quốc phòng.
 
Ở Việt Nam, mô hình UAV còn khá mới lạ và chưa được ứng dụng nhiều. Có nhiều công việc khó khăn và nguy hiểm đến tính mạng con người cần sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc nhưng chúng ta còn chưa chế tạo và chưa ứng dụng được,  như quan trắc địa hình, cứu hộ cứu nạn. Xuất phát từ thực tế đó mà ý tưởng nghiên cứu, chế tạo một chiếc máy bay không người lái có thể thay thế con người thực hiện các công việc nguy hiểm đã ra đời và sớm được triển khai. Trong quá trình chế tạo và thử nghiệm, nhóm chế tạo UAV đã trải qua vô vàn khó khăn. Vì đây là một mô hình mới nên cả sinh viên và giảng viên đều phải tìm hiểu rất kỹ các lý thuyết về hàng không. Hơn nữa, đa số tài liệu đều là tiếng Nga và tiếng Anh nên để tiếp cận và hiểu được tài liệu là điều không phải dễ. Bên cạnh đó, đa số nguyên vật liệu và thiết bị để chế tạo UAV rất thiếu thốn và khó tìm. Tuy nhiên, bằng sức mạnh và ý chí của tuổi trẻ, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên, những người chơi mô hình máy bay có kinh nghiệm và sự động viên khích lệ từ nhà trường nhóm chế tạo đã hoàn thành và cho bay thử nghiệm thành công chiếc UAV đầu tiên mang thương hiệu của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
 
Nhìn chiếc máy bay gọn, nhẹ, ít ai ngờ đến những ứng dụng to lớn mà nó có thể mang lại. UAV của Đại học Công nghiệp Hà Nội có thể bay cao 1.000m, mang theo 1,5kg, bay với vận tốc 60 - 80km/h trong thời gian khoảng 30 phút và hoạt động trong bán kính 4km. Theo nhóm chế tạo, máy bay không người lái này được trang bị camera full HD nên có thể quay chụp và truyền về những hình ảnh, video chất lượng cao. UAV còn có khả năng xử lý, khoanh vùng đối tượng. Nhóm chế tạo kỳ vọng mô hình máy bay này sẽ  sớm được đưa vào sử dụng trinh thám, giám sát đường biên các khu vực có diện tích rộng như vườn quốc gia, khu sinh thái, trang trại. Hoặc đưa vào sử dụng trong các lĩnh vực như: quan trắc môi trường, giám sát tội phạm, hỗ trợ công tác giao thông hay phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cảnh báo hỏa hoạn, cháy rừng…
 
Về hướng phát triển sắp tới, Ths. Nguyễn Văn Trường cho biết, nhóm chế tạo sẽ cố gắng hoàn thiện sản phẩm hơn nữa để nó sớm được ứng dụng trong cuộc sống. Nhóm sẽ phát triển chế độ tự động cất hạ cánh ở mọi điều kiện địa hình, đồng thời phát triển khả năng điều chỉnh đường bay để bám mục tiêu tốt hơn. Nhóm chế tạo cũng kỳ vọng mẫu máy bay không người lái của mình sẽ được sản xuất hàng loạt phục vụ đời sống và nghiên cứu khoa học.
 
Trong Robocon Techshow 2014, mô hình UAV này của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã vinh dự được nhận giải Nhất.

DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI

TIN TỨC NỔI BẬT


LIÊN HỆ


quần áo bảo hộ lao động in hóa đơn

CÔNG TY CP THIẾT BỊ và DỊCH VỤ KỸ THUẬT QUẢNG TÂY –QHT
Người đại diện: Lê Văn Hậu
Chức vụ : Giám đốc
Mã số thuế: 0103008064
Địa chỉ: số 16/111 ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh, P Láng Hạ, Q Đống Đa, TP Hà Nội
Email: quangtayqht@gmail.com
Số điện thoại công ty: 02437759534
Số điện thoại kỹ thuật: 0904212040
Số điện thoại kinh doanh: 0913303547
 
 

THÔNG TIN CHUNG


CHẤP NHẬN THANH TOÁN


KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI