12:00:00
26/05/2016
Cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Việt lại kháo nhau về tục kiêng kỵ, thờ cúng, việc nên và không nên làm ở tháng "cô hồn".
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng "ma quỷ" được tự do về dương gian nên thường được gọi là tháng cô hồn.
Theo các chuyên gia phong thủy, có một số điều nên làm sẽ giúp tránh được những rủi ro gặp được nhiều may mắn, an lành trong tháng này.
Những điều nên làm và không nên làm trong tháng cô hồn
1. Cúng các cô hồn trong tháng bất cứ ngày nào, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.
2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm.
3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, chưa kịp thắp nhang khấn vái thì có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi.
Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.
5. Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh. Trong tháng 7 âm lịch, mọi người nên đi lễ chùa và làm phúc
6. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.
7. Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.
8. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng)
9. Nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.
10. Nên tránh xa các cuộc xung đột.
11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
12. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu…
13. Khi các bạn cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại và đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.
Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu… (Ảnh minh họa)
Theo GS, TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học, việc kiêng kỵ thì ở dân tộc nào cũng có, đất nước nào cũng có dù là nước tiên tiến, hiện đại nhất. Kiêng ở một góc độ nào đó nó đã giúp tâm lý con người được vững tâm.
Từ xưa đến nay, trong văn hóa tâm linh của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có những tập tục kiêng kỵ nhằm có được may mắn, tránh vận xui rủi.
Tuy nhiên, việc kiêng kỵ cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín.
Người dân Việt bao đời quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên người dân vẫn chú trọng làm theo. Hơn nữa, người Việt cho rằng cúng cô hồn là một hành động nhân đạo, mang tính nhân văn cao cả của con người, thể hiện lòng kính trọng, tôn nghiêm của người còn sống đối với người đã khuất.
Ads: máy thủy bình laser