12:00:00
11/01/2016
2 SV lập phần mềm trắc địa trên điện thoại đầu tiên tại Việt Nam
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Để bớt vất vả cho các cán bộ trắc địa trong việc xử lý kết quả đo đạc, 2sinh viên Phạm Xuân Trường và Trần Mạnh Tuần, lớp Trắc địa B, k52,Trường ĐH Mỏ Địa chất đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm trắc địa trên các thiết bị thông minh (Smart – Devicer).
Vượt qua 235 đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu của hai sinh viên Phạm Xuân Trường và Trần Mạnh Tuần đã xuất sắc đoạt giải nhất trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Trường ĐH Mỏ – Địa chất năm 2011. Đây là thiết bị thông minh đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về phần mềm trắc địa trên các thiết bị thông minh.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thành công trong việc chuyển một số chương trình tính toán trắc địa đơn giản vào trong thiết bị smart - device mà cụ thể là chiếc điện thoại O2 Xda lls. Đánh giá hoàn toàn có đủ khả năng đưa vào các chương trình phức tạp hơn như, tổng hợp các loại số đo, ước tính, bình sai…
TS. Nguyễn Quang Minh - cán bộ hướng dẫn sinh viên Trường và Tuần thực hiện đề tài cho biết: "Hiện nay đã có một số công ty nước ngoài thiết lập phần mềm trên các thiết bị tính toán cầm tay nhưng các phần mềm này khá xa lạ với các ứng dụng trắc địa ở Việt Nam. Ở trong nước, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã tiến hành lập phần mềm hiển thị bản đồ số trên thiết bị smart device của HTC và đã xây dựng một số ứng dụng trên phần mềm này như ứng dụng tìm đường, tìm địa chỉ và số nhà… Tuy nhiên, việc nghiên cứu ứng dụng phần mềm trắc địa trên các thiết bị thông minh, Trường và Tuần là người đầu tiên phát triển công nghệ này tại Việt Nam".
Nói về ý tưởng nghiên cứu công trình này, sinh viên Phạm Xuân Trường cho biết: “Cho tới nay các chương trình, phần mềm trắc địa hiện có ở Việt Nam vẫn chủ yếu chạy trên môi trường máy tính. Với nhược điểm là cồng kềnh và không tiện lợi khi mang ra thực địa, nên công tác trắc địa chủ yếu vẫn là thu thập dữ liệu thô ở thực địa sau đó mới đem về xử lý trên máy tính. Điều này dẫn đến một số bất cập như: kéo dài thời gian thi công, công việc xử lý nội nghiệp vất vả, có thể phải đi đo đạc lại nếu như có sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu ngoại nghiệp. Trong khi đó hiện nay có rất nhiều loại thiết bị nhỏ gọn có hệ điều hành mở hỗ trợ cài đặt các phần mềm ứng dụng trên nó, như các loại điện thoại di động đời cao, máy tính bảng, các thiết bị tính toán cầm tay khác… Do vậy, chúng em đã nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm cách đưa những chương trình tính toán trắc địa vào các thiết bị phi máy tính”.
Trường tiết lộ: “Chúng em đang tiếp tục nghiên cứu thêm về các ngôn ngữ lập trình có thể tạo chương trình chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Apple iOS, OS X, Blackberry OS, Android, Symbian… nhằm mục đích phổ biến rộng rãi hơn các ứng dụng tiện ích này đến những người làm công tác đo đạc, khảo sát”.
Theo Dân Trí