12:00:00
08/03/2016
Theo đánh giá của Trung tâm báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), hiện nay, mạng lưới trạm quan trắc động đất quốc gia còn rất thưa, mới chỉ có 25 trạm dàn trải khắp cả nước. Mạng lưới này chỉ có thể ghi nhận được các trận động đất mạnh, còn với các trận động đất vừa và nhỏ thì rất dễ bị bỏ sót.
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Trao đổi với phóng viên VietnamPlus về việc gia tăng các trận động đất trong thời gian qua, ông Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần cho biết, với những trận động đất mạnh, mạng lưới quan trắc quốc gia có thể ghi nhận được ở khoảng cách rất xa, nhưng với các trận động đất vừa và nhỏ thì chỉ có các tram quan trắc địa chấn ở địa phương mới ghi nhận được và không bị bỏ sót.
Dẫn chứng các trận động đất liên tiếp xảy ra tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), ông Phương nhận định, các trận động xảy ra ở khu vực này có thể là do tác động của các công trình thủy điện ở gần khu vực. Đây cũng có thể coi là những trận động đất nhỏ (thuộc nhóm kích thích), nó được gây ra bởi việc tích nước của các hồ chứa/công trình thủy điện vừa và nhỏ.
“Mặc dù, vùng A Lưới đã từng ghi nhận động đất mạnh 4,7 độ richter, tuy nhiên theo quy luật thế giới thì những trận động đất này thuộc nhóm trung bình và có tần suất dày, có chu kỳ nhất định, nhất là vào thời kỳ tích nước/mùa mưa. Nguyên nhân là do tác động của những cột nước cao ép xuống, gây mất ổn định cho địa chất ở dưới,” ông Phương phân tích.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Vị chuyên gia này cũng cho biết, khu vực miền Trung xưa nay người ta vẫn biết là vùng có địa chất không cao, các đứt gãy kiến tạo không quá lớn để phát sinh động đất mạnh. Thực tế cũng đã cho thấy, phần lớn các trận động đất xảy ra trong thời gian qua là động đất trung bình và nhỏ. Logic mà nói thì các trận động đất này xuất phát từ những xung đột kích thích.
Tuy nhiên, “muốn kết luận chính xác nguyên nhân động đất thì phải xây dựng mạng lưới trạm quan trắc địa chấn ở các địa phương và phải quan trắc trong khoảng thời gian dài, ít nhất là phải vài năm. Chỉ khi nào có số liệu thì các nhà khoa học mới có thể phán được mức độ ảnh hưởng và diễn biến của các vùng thường xảy ra động đất nhỏ trong tương lai gần, chứ không thể nhìn trên bản đồ mà phán chuẩn được,” ông Phương chia sẻ.
Đại diện Viện Vật lý địa cầu cũng lưu ý, để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền các địa phương nên di dân ra khỏi khu vực có bán kính đủ an toàn. Trong trường hợp xảy ra động đất, dù có tiếng nổ lớn, người dân cũng đừng quá hoảng sợ mà nên bình tĩnh thoát ra khỏi nhà, tìm đến các khoảng trống để tránh.
Trước đó, ngày 8/12, ông Phan Thanh Hùng - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ có chương trình nghiên cứu tổng thể về hiện tượng động đất tại A Lưới để có thông tin cần thiết, giúp địa phương sẵn sàng đối phó với thiên tai, ổn định cuộc sống và sinh hoạt cho người dân trong vùng./.
Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), vào khoảng 1 giờ 25 phút ngày 7/12, một trận động đất có độ lớn 2,7 độ Richter đã xảy ra tại vị trí có tọa độ 16,151 độ vĩ Bắc; 107,484 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 11km. Khu vực xảy ra động đất thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Theo nhận định, đây là trận động đất có cường độ nhỏ, không có khả năng gây thiệt hại.
Trước đó một ngày, vào lúc 12 giờ 38 phút ngày 6/12, một trận động đất có độ lớn M = 2,5 xảy ra tại vị trí có tọa độ (16,260 độ vĩ Bắc, 107,461 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 3,9km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.