12:00:00
11/01/2016
Sau trận động đất 8,6 độ tấn công vào Ấn Độ Dương, một hệ thống cảm biến GPS siêu chuẩn xác hiện đang được thử nghiệm tại một số khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần.
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Thay vì trải qua hàng giờ, hàng phút căng thẳng chờ đợi những cơn sóng chết người ập đến, hệ thống này hứa hẹn có thể cảnh báo hầu như liên tục để cứu sống tài sản và tính mạng con người.
Trước đây, các mạng lưới máy trắc địa ghi địa chấn toàn cầu hiện tại phát hiện được sóng địa chất rung động khắp hành tinh nhưng chúng có thể làm bão hòa những trận động đất lớn hơn 7 độ, dẫn đến việc đánh giá thấp cường độ của chấn động mà có thể gây hiệu quả nghiêm trọng.
Để bổ sung cho các máy đo đạc địa chấn, một số nhóm nghiên cứu đang lắp đặt các mạng lưới cảm biến GPS, để đo vị trí của chúng 1 lần/giây trong khoảng cách 5-10 mm, chính xác hơn nhiều so với GPS thương mại. Khi trận động đất xảy ra, các cảm biến có thể phát hiện chính xác độ dịch chuyển của lớp vỏ.
Các dự án thử nghiệm mạng lưới như vậy hiện đang được triển khai tại các bang California, Oregon và Washington của Mỹ. Chúng kết hợp dữ liệu cảm biến GPS với bản ghi của máy đo đạc địa chấn để nhanh chóng đánh giá cấp độ của trận động đất. Mục đích là có thể đưa ra cảnh báo sớm và đồng thời xác định các khu vực chịu tác động của các trận động đất.
Ở California, một mạng lưới như thế có thể xác định các chấn động mạnh và đưa ra cảnh báo vài giây một lần cho các khu vực xung quanh, giúp người dân tìm nơi ẩn nấp trước khi những con sóng địa chấn ập đến.
Mục tiêu dài hơi là tích hợp GPS với các trạm địa chấn để tạo ra một hệ thống mà trong vòng vài phút có thể đo được cường độ của trận động đất, định vị vị trí nứt gãy và xác định chính xác trận động đất, sóng thần. Điều đó sẽ là một bước cải tiến lớn.