12:00:00
06/01/2016
Để thực hiện các công tác trắc đạc cho thi công xây dựng nhà cao tầng hiện nay Thành Đạt khuyến cáo các đơn vị thi công xây dựng nên sử dụng các loại thiết bị sau đây:
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Ads: máy toàn đạc
Ads: máy thủy bình laser
Ads: máy đo khoảng cách laser
Máy toàn đạc điện tử (Totalstation)
Công dụng
● Đo vẽ bản đồ địa hình
● Thành lập lưới khống chế mặt bằng
● Triển khai các bản vẽ thiết kế ra hiện trường
● Truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng
● Kiểm tra các kích thước hình học của toà nhà
● Kiểm tra độ nghiêng của toà nhà, độ phẳng của các bức tường
● Tính năng kỹ thuật của một số loại máy toàn đạc điện tử chủ yếu
● Trong điều kiện không có các máy toàn đạc điện tử thì có thể sử dụng các máy kinh vĩ quang cơ hoặc kinh vĩ điện tử và thước thép để triển khai xây dựng phần thân công trình (từ mặt sàn tầng 1 trở lên)
Máy thuỷ bình
Công dụng
● Máy thuỷ bình được sử dụng để làm các nhiệm vụ sau đây
● Lập lưới khống chế độ cao cho thi công xây dựng công trình
● Triển khai các bản vẽ thiết kế ra hiện trường về độ cao
● Truyền độ cao từ mặt bằng cơ sở lên các tầng
● Kiểm tra độ phẳng và độ dày của sàn
● Kiểm tra độ võng của dầm
● Đo đạc quan trắc độ lún của công trình
● Một số máy thuỷ bình thông dụng hiện nay
Thiết bị để truyền toạ độ lên các tầng
a. Dụng cụ chiếu đứng ZL
* Ưu điểm
- Hiểu nhanh, thiết bị không đắt tiền lắm
- Đơn giản
- Độ chính xác tốt
* Nhược điểm
- Phải để lỗ thủng trên sàn tại các vị trí cố định
- Diện tích hữu ích của các lỗ giảm rất nhanh theo chiều cao của toà nhà
- Tổ chức bảo vệ khi đo khá phức tạp
- Trong trường hợp không có máy chiếu chuyên dùng có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điển tử kết hợp với kính ngắm vuông góc để chiếu. Kết quả sử dụng các thiết bị nói trên trên công trường xây dung Trung tâm điều hành Viễn thông di động phía Nam (14 tầng), Trung tâm lưu trữ Hà Nội (17 tầng), khu đô thị mới Trung Hoà-Nhân Chính (17-18 tầng) do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng thực hiện cho kết quả rất tốt. Trên các công trình này tại mặt sàn cuối cùng chúng tôi sử dụng công nghệ GPS để tuyền toạ độ lên và so sánh với kết quả truyên bằng máy toàn đạc điện tử LEICA-TC 600 kết hợp với kính ngắm vuông góc cho sai lệch lớn nhât < 4mm.
b. Hệ thống định vị GPS
* Ưu điểm
- Độ chính xác ổn định không phụ thuộc vào chiều cao của toà nhà
- Kết qủa chiếu ở các tầng độc lập với nhau
- Tổ chức truyền toạ độ dơn giản hơn
- Không phải cắt thép để lõ ở các tầng
* Nhược điểm
- Thiết bị đặc chủng đắt tiền
- Cán bộ kỹ thuật phải được đào tạo ở trình độ cao
- Giá thành đắt
Tham khảo thêm: